Lịch sử Raglai [cần dẫn nguồn] Người_Ra_Glai

Raglai (cũng được phiên âm thành Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây…) là một tộc người trong nhóm ngữ hệ Malayo - Polynesien (nhóm này ở Việt Nam gồm Chăm, Raglai, Chu Ru, Êđê, Giarai). Về ngọn nguồn các tộc người của nhóm này, dù các nhà khoa học còn nhiều tranh luận nhưng đều thống nhất rằng họ vốn là những cư dân hải đảo (gốc Đông Nam Á hoặc di cư từ các đảo vùng biển Nam Trung Quốc xuống Đông Nam Á).

Có thể hình dung quá trình hình thành và phát triển của người Raglai ở Việt Nam qua hai giai đoạn cơ bản:

  • Giai đoạn 1: Thời kỳ giao lưu văn hóa với người Chăm. Người Chăm phát triển thành một vương quốc hùng mạnh, người Raglai chuyển dần lên sống trên tại các vùng núi ở Tây Nguyên tuy một số vẫn sống ở các vùng ven biển cùng với người Chăm. Để cai quản khu vực có người Raglai sinh sống, người Chăm đặt các Po lagar (đầu xứ sở) do chính người Raglai đảm trách.
  • Giai đoạn 2: Thời kỳ giao lưu với người Việt và các dân tộc trong khu vực (từ cuối thế kỷ 17 đến nay).